Phương pháp chống thấm bê tông thi công các kết cấu BTCT tầng hầm nhà cao tầng là giải pháp hữu hiệu đảm bảo độ bền lâu của công trình.
Nguyên nhân gây thấm ở bê tông là một vấn đề người người tranh cãi. Người ta đặt câu hỏi tại sao bê tông ban đầu khi thi công xong không thấm, một thời gian sau lại bị thấm. Rất khó có câu trả lời đúng đắn mặc dù đã có rất nhiều suy luận. Đến khi ảnh chụp cắt lớp tế bào được phát minh ra từ đầu thế kỷ 20 người ta mới chấm dứt các cuộc tranh luận đó. Ảnh chụp cắt lớp tế bào phóng đại 4000 lần cấu trúc bê tông cho ta thấy tồn tại bên trong khối bê tông đặc chắc này là những mao dẫn nhỏ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hai bức ảnh trên đã cho chúng ta thấy rằng trong bê tông có không khí chứa trong các mao dẫn,điều này chứng tỏ các túi khí trong bê tông cũng chịu tác động của môi trường bên ngoài bình thường như quá trình sốc nhiệt …v/v và sự dãn nở tự nhiên của không khí và sự hút nước cũng như việc nước thâm nhập vào các mao dẫn này. Tiến trình thấm nước của mao dẫn trong bê tông sẽ tăng dần theo thời gian cùng với tiến trình lão hóa (vôi hóa) của bê tông, điều này khẳng định rằng bê tông không phải là vật liệu chống thấm.
Chính vì lý do này mà khi chọn lựa các phương án chúng ta nên có quan niệm mới về cách xử lý chống thấm cho các hạng mục xây dựng ngầm nói chung và các bể ngầm nói riêng.
Chúng tôi xin tóm lược các phương án cơ bản của việc xử lý chống thấm các công trình ngầm như sau:
1- Dùng phụ gia chống thấm trộn trong bê tông.
2- Dùng các loại màng bitum, polyme..keo,.. các dung dịch tạo màng chống thấm
3- Dùng các dạng dung dịch thẩm thấu tạo màng silicat biến tính chông thấm
4- Dùng các loại vật liệu gốc xi măng, thẩm thấu kết tinh trong bê tông chống thấm.
Ở các bài sau chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp các phương án xử lý bể ngầm như trên và phân tích các ưu nhược điểm của từng phương pháp.